top of page
home cover.JPG

Cách tra cứu độc tính của các loại vắc-xin phổ thông

Lưu ý rằng: quý vị hãy loan tải bằng cách gởi link gốc của bài viết này từ website We Are 1 media để khi quý độc giả thắc mắc thì chúng tôi sẽ kịp thời cung cấp tin tức. Một số người copy lên Facebook làm mất các link chữ xanh trong bài và sẽ gây ra tổn thất tin tức không đáng có. Vui lòng không copy bài viết hoặc chụp màn hình đăng lại, tránh tam sao thất bản. Đa tạ.



Giống như thuốc kê đơn, vắc-xin là một loại dược phẩm thương mại có 2 loại rủi ro: rủi ro vắc-xin không hiệu quả và rủi ro vắc-xin gây hại. Tuy nhiên không giống như thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn (OTC), các hãng dược và bác sĩ phụ trách không phải chịu trách nhiệm khi bệnh nhân bị thương tật hoặc tử vong, chỉ cần loại vắc-xin đó đã được FDA cấp phép.

Vì sao các hãng dược lại có quyền lực đó?

Trước năm 1986, các hãng dược bị kiện tụng đòi bồi thường vắc-xin tới mức khuynh gia bại sản. Họ đã đưa ra tối hậu thư với chính phủ Mỹ rằng: chính phủ phải bảo hộ cho họ, nếu không họ sẽ dừng sản xuất mọi loại vắc-xin. Kết hợp với vận động hành lang và chi tiền mạnh tay, rốt cuộc các hãng dược đã có một chiến thắng quan trọng.

Năm 1986, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Thương tật Vắc-xin Trẻ em Quốc gia và ghi rõ trong luật rằng:

Chính phủ xác nhận những vắc-xin do chính phủ cấp phép và khuyến khích sử dụng, có thể và sẽ gây ra thương tật và tử vong không dự báo trước được. 

Đạo luật này cũng lập ra một chương trình bồi thường thương tật vắc-xin (VICP) để giảm bớt các vụ kiện đối với các hãng dược. Cho tới năm 2019, chương trình VICP đã bồi thường hơn 4 tỷ USD cho các trẻ em và người lớn bị thương tật do vắc-xin.

Sau khi Quốc hội thông qua Đạo Luật này, các hãng dược đã được miễn trừ trách nhiệm khỏi mọi vụ kiện tụng thương tật vắc-xin, thì phương châm “đầu tiên không gây hại’ (first, do no harm) của ngành y tế đã bị làm méo mó. Dần dần họ đã sửa đổi các quy định để gây khó khăn cho việc trì hoãn hoặc tránh tiêm vắc-xin cho trẻ em, ví dụ: một số trẻ em bị động kinh, la ré hoặc ngất xỉu sau khi tiêm vắc-xin ho gà nhưng vẫn không được miễn trừ và phải tiếp tục tiêm.

Tới năm 1987, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Đạo Luật và giảm ưu tiên cho việc ngăn chặn thương tật vắc-xin, đồng thời gia tăng miễn trừ trách nhiệm cho bác sĩ và các tổ chức vắc-xin khác.

Từ năm 1989 tới 1995, với sự hỗ trợ từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (DHHS), Quốc hội tiếp tục sửa đổi Đạo luật để làm giảm các điều khoản về an toàn và bồi thường thương tật.

Theo một loạt báo cáo từ năm 1991 tới 2013, Viện y tế Mỹ đã khẳng định rằng vắc-xin có thể gây ra thương tích và tử vong cho một số người với thể trạng nhất định và sống trong một môi trường nhất định. Nhưng các bác sĩ không biết cách xác định các rủi ro này trước khi tiêm. Ngay cả như vậy, giới y tế vẫn tiếp tục thu hẹp các tiêu chí chống chỉ định cho vắc-xin và loại bỏ gần như tất cả các tiêu chí để xin miễn tiêm vắc-xin.

Năm 2011, trong vụ án Bruesewitz v. Wyeth, Toà án Tối cao Mỹ đã phán xét rằng “sự nguy hiểm của vắc-xin là không thể tránh khỏi” và miễn trừ mọi trách nhiệm cho công ty dược, ngay cả khi có bằng chứng rằng công ty dược có thể làm cho vắc-xin an toàn hơn (nhưng họ không làm).

Sau đó các quan chức y tế và tổ chức thương mại y tế đã gây áp lực lên cơ quan lập pháp để tiếp tục thu hẹp phạm vi miễn trừ vắc-xin với lý do tín ngưỡng, lương tâm hoặc triết lý. Các bác sĩ bị buộc phải tuân theo các tiêu chí chống chỉ định rất hẹp của CDC, họ không được ra quyết định dựa trên chuyên môn và lương tâm của mình.

Ngày nay, ngay cả trẻ em với rối loạn hệ miễn dịch nghiêm trọng, bao gồm bị ung thư hoặc HIV, hoặc mới trải qua cấy ghép nội tạng, đều phải tiêm vắc-xin theo đa số các hướng dẫn y tế về vắc-xin.

Tiểu bang California đã loại bỏ miễn trừ vắc-xin dựa trên tín ngưỡng cá nhân vào năm 2015. Như vậy ở 3 tiểu bang West Virginia, Mississippi và California, người dân chỉ được miễn trừ vắc-xin dựa trên tình trạng y tế.

Các hãng dược đã không ngừng chi tiền để vận động hành lang trong nhiều năm ở California và các tiểu bang khác, để thu hẹp miễn trừ tiêm vắc-xin và buộc các bác sĩ phải tuân theo tiêu chí chống chỉ định rất hẹp của CDC.

Để hiểu thêm về mô hình kinh doanh bạc tỉ của vắc-xin và hậu quả đối với người Mỹ ngày nay, mời xem video Bác sĩ Mỹ: ‘phải giết mới có ăn’



Cách tra cứu độc tính của vắc-xin

Như vậy, trong tình huống vắc-xin là sản phẩm có thể gây thương tật và tử vong nhưng không ai biết tiêu chí để tránh, mà các hãng dược lại được miễn trừ trách nhiệm, người dân chúng ta cần hiểu rõ các rủi ro để ra quyết định. Đây là vấn đề mạng người, là vấn đề nhân quyền. Người dân cũng cần được miễn trừ tiêm vắc-xin dựa trên tín ngưỡng và lương tâm, đây cũng là một vấn đề nhân quyền.

Trung tâm Thông tin Vắc-xin Quốc gia (NVIC) là một tổ chức phi vụ lợi (501c3) được lập ra năm 1982 bởi các phụ huynh có con em bị thương tật do vắc-xin DPT (một loại vắc-xin phổ biến nhất thế giới), nhằm cung cấp thông tin cho công chúng để giảm thiểu thương tật và tử vong do vắc-xin.

Nếu quý vị cần tìm thông tin về một loại vắc-xin cụ thể, vui lòng vào đường link này: https://www.nvic.org/disease-vaccine 

Quý vị chỉ cần chọn tên căn bệnh muốn tra cứu (tiếng Anh) và nhấn “Go”, website sẽ mở ra 1 trang thông tin ngắn gọn về căn bệnh và các loại vắc-xin cho bệnh đó (kèm theo đánh giá tốt hay xấu).


Việc hiểu về căn bệnh là rất quan trọng, ví dụ ở bệnh sởi, các trang thông tin của hãng dược và WHO chỉ nói rằng “tiêm chủng là cách duy nhất để phòng bệnh sởi”, tuy nhiên NVIC cho quý vị biết thêm thông tin rằng:

  • Tỷ lệ tử vong bệnh sởi ở Mỹ là rất thấp: 1 trên 10 nghìn

  • Bệnh sởi có thể chữa trị được

  • Sau khi mắc bệnh sởi và khỏi, sức đề kháng của người ta sẽ mạnh hơn. Ngoài ra nếu người mẹ đã có sức đề kháng bệnh sởi, mẹ có thể truyền khả năng đề kháng cho con khi cho con bú.

Quan điểm của quý vị về vắc-xin sởi có thay đổi sau khi biết thêm các thông tin của VNIC?

Nếu quý vị không rành tiếng Anh thì có thể tham khảo tên bệnh ở bảng sau để chọn.

Anthrax

Chickenpox

COVID-19

Dengue

Diphtheria

Ebola

Hepatitis A

Hepatitis B

HIB

HPV

Influenza

H1N1 Swine Flu

Measles

Meningococcal

Mumps

Pertussis (Whooping Cough)

Pneumococcal

Polio

Respiratory Syncytial Virus (RSV)

Rotavirus

Rubella

Shingles

Smallpox & Monkeypox (Mpox)

Tetanus

Bệnh than

Thủy đậu

COVID-19

Sốt xuất huyết

Bạch hầu

Ebola

Viêm gan A

Viêm gan B

HIB

HPV

Cúm

Cúm lợn H1N1

Sởi

Não mô cầu

Quai bị

Ho gà

Phế cầu khuẩn

Bại liệt

Virus hợp bào hô hấp (RSV)

Rotavirus

Rubella

Zona

Bệnh đậu mùa và đậu khỉ (Mpox)

Uốn ván


Sau khi vào trang thông tin, quý vị có thể copy tiếng Anh dán sang Google Dịch để chuyển ngữ sang tiếng Việt. Bản dịch của Google tuy không hoàn hảo nhưng có thể giúp quý vị hiểu 80-90% ý nghĩa. Hoặc nếu dùng trình duyệt Safari hay Chrome, quý vị có thể dùng tính năng dịch trang web. Ví dụ, nếu dùng Chrome, nhấn chuột phải vào khoảng trống và chọn “translate to tiếng Việt”.


Nếu cần nộp đơn đòi bồi thường thương tật vắc-xin ở Mỹ, quý vị có thể tìm hiểu tại đây. 


Ví dụ thông tin về vắc-xin bạch hầu từ NVIC

Tính đến ngày 10/7/2024, Việt Nam có 5 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Vì 1 ca tử vong này mà nhiều người bắt đầu đi tiêm vắc-xin bạch hầu. Không khí lo sợ bắt đầu xuất hiện vào tháng 7, nhất là khi đọc thông tin trên báo chí.


Tuy nhiên, chỉ cần đi tìm hiểu một chút thông tin thì chúng ta sẽ biết nên làm gì...

Số ca mắc bạch hầu ở Việt Nam là rất thấp trong những năm qua:

  • Năm 2023 có 57 ca.

  • Năm 2022 có 2 ca.

  • Năm 2021 có 6 ca.

Dưới đây là thông tin chủ yếu lấy từ trang NVIC:

Bạch hầu lây qua đường hô hấp là một bệnh nhiễm khuẩn hiếm gặp, với các triệu chứng xuất hiện 2-5 ngày sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: đau họng, ho như tiếng sủa, sốt nhẹ, chảy nước mũi, khó thở, có một lớp màng sợi bao phủ amidan, họng, hoặc bên trong mũi. Triệu chứng sưng cổ (cổ bò) thường xuất hiện trong các trường hợp nặng. Các biến chứng bao gồm: viêm tim (viêm cơ tim), viêm thần kinh, tổn thương thận, và tắc nghẽn đường thở. Tỷ lệ tử vong ở các ca bệnh đường hô hấp là 5-10%.

Bạch hầu trên da biểu hiện dưới dạng các tổn thương da nhiễm trùng và không có hình dạng đồng nhất. Loại này thường gặp nhất ở vùng nhiệt đới hoặc ở những người vô gia cư. Ở dạng bạch hầu này, biến chứng ít xảy ra hơn.

Bạch hầu có khả năng lây lan và truyền từ người sang người qua các chất dịch tiết đường hô hấp (ho, hắt hơi). Nó cũng có thể lây truyền nếu chạm vào vết thương của người mắc bạch hầu hoặc chạm vào các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn.

Các phương pháp điều trị bạch hầu bao gồm: sử dụng chất kháng độc tố bạch hầu và kháng sinh như penicillin và erythromycin.

Bạch hầu rất hiếm gặp ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác có điều kiện vệ sinh tốt, nhưng nó vẫn còn phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Đông Âu, Trung Đông, Châu Á, Nam Thái Bình Dương, và các quốc gia như Haiti, Cộng hòa Dominica và Venezuela.

Vắc-xin bạch hầu tốt hay không?

Ở Mỹ, bệnh bạch hầu gần như không tồn tại nhưng người Mỹ vẫn tiêm khoảng 16 triệu liều vắc-xin bạch hầu và uốn ván (loại TD) mỗi năm. Từ đó chúng ta có số liệu về số ca biến chứng do vắc-xin (ở Việt Nam không có số liệu này), đó là khoảng 25 trường hợp dị ứng nghiêm trọng và 80-160 trường hợp chấn thương thần kinh cánh tay mỗi năm. Như vậy người Mỹ đang tiêm chủng quá mức cho bệnh bạch hầu, lợi không bằng hại.

Các phản ứng bất lợi đối với vắc-xin kết hợp chứa bạch hầu bao gồm: sốt cao trên 40,5°C, trụy tim mạch/sốc, khóc dai dẳng kéo dài ba giờ trở lên, co giật, hôn mê, động kinh không kiểm soát, bệnh não tiến triển, và tử vong.

Những người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi khuẩn vì việc tiêm chủng không loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae ở phía sau họng hoặc trên da.

Theo dữ liệu từ công cụ tìm kiếm MedAlerts tính đến ngày 28/6/2024, đã có 213.926 báo cáo về phản ứng bất lợi, nhập viện, thương tích và tử vong sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu được gửi đến Hệ thống Báo cáo Sự kiện Bất lợi của Vắc-xin (VAERS), bao gồm:

  • 3.458 trường hợp tử vong liên quan

  • 25.633 ca nhập viện

  • 3.786 trường hợp khuyết tật liên quan.

Tính đến ngày 1/7/2024, đã có 6.532 đơn khiếu nại được nộp cho Chương trình Bồi thường Thương tật do Vắc-xin (VICP) về các thương tích và tử vong sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, bao gồm 881 trường hợp tử vong và 5.651 trường hợp thương tích nghiêm trọng.

Các loại vắc-xin thường gặp ở Việt Nam cho bệnh bạch hầu là:

  • Combe Five hoặc SII: Vaccine 5 trong 1, phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B, chỉ định ba mũi khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.

  • DTP: Vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, dùng tiêm nhắc với trẻ đủ 18 tháng tuổi.

  • Td: Vaccine phòng bạch hầu, uốn ván, tiêm nhắc cho trẻ khi đủ 7 tuổi.

Thông tin về DTP:

DTP là một trong những loại vắc-xin phổ biến nhất trên thế giới. Một nhóm nghiên cứu người Đan Mạch đã thu thập kết quả tiêm chủng loại vắc-xin này ở châu Phi trong 30 năm, họ kết luận rằng DTP gây ra tỷ lệ tử vong tăng thêm 5 lần cho các trẻ em ở châu Phi.

Đây là một báo cáo đã được công bố rộng rãi mà không có sự phản đối nào. Họ cho rằng lý do có thể là vì vắc-xin làm cho cơ thể đề kháng tốt hơn với bạch hầu, uốn ván và ho gà, nhưng lại huỷ hoại sức đề kháng làm cho cơ thể yếu ớt trước tất cả các loại bệnh khác.

Các chuyên gia của WHO không phản đối dữ liệu từ nghiên cứu này, và đã đồng ý rằng cần tiến hành các thử nghiệm DTP ngẫu nhiên để xác nhận lại, tuy nhiên sau đó họ lại không tiến hành thử nghiệm như đã nói... Vì báo cáo này mà chính phủ Đan Mạch đã quyết định không mua vắc-xin DTP do Bill Gates chào mời vào năm 2016.

Còn có rất nhiều nghiên cứu khác về tác dụng của DTP, nhưng đa số đều cho thấy nó gây ra tử vong nhiều hơn là cứu sống. Tỷ lệ tử vong gia tăng từ 2-10 lần.  

Một nghiên cứu của tạp chí Neurology đã khảo sát dữ liệu từ VAERS để xem xét khả năng bị viêm màng não trong 6 tuần sau khi tiêm các loại vắc-xin. Họ đã khảo sát từ trẻ sơ sinh cho tới 74,7 tuổi, dữ liệu từ năm 1990 tới 2010. Kết quả là trong 722 ca, có 57,5% ca viêm màng não xảy ra trong 6 tuần đầu tiên, 45,2% xảy ra trong 2 tuần đầu tiên. Vắc-xin DTP và DTaP (chống bệnh bạch hầu) có nguy cơ bị viêm màng não là 14,4% và 12,3%.

Như vậy, dựa trên tỷ lệ lây nhiễm rất thấp của bệnh bạch hầu, quý vị hoàn toàn không cần phải lo lắng hay tiêm vắc-xin phòng bệnh này, nhất là khi xét trên các rủi ro rất lớn mà vắc-xin bạch hầu DTP, DTaP mang lại.

Mẫu đơn từ chối tiêm vắc-xin COVID (tại Việt Nam)

Một quý độc giả có Facebook là Liên Hoa Tâm Phương đã gửi cho We Are 1 một mẫu đơn từ chối tiêm vắc-xin COVID, quý vị có thể tải về tại đường link này.

Kết luận

Sau khi xem thông tin một số loại vắc-xin trong NVIC, chúng tôi nhận thấy nhiều loại vắc-xin tồn tại 2 loại rủi ro mà chúng ta đã nhắc đến ở đầu bài: rủi ro vắc-xin không hiệu quả và rủi ro vắc-xin gây hại. Ngoài ra, nhiều loại vắc-xin còn làm suy yếu hệ miễn dịch vốn có của cơ thể, làm cơ thể dễ bị các bệnh khác và sống phụ thuộc vào thuốc men hơn trong tương lai.

Các bác sĩ và báo chí nói chung đều có xu hướng ủng hộ việc tiêm vắc-xin, họ đều nói rằng các loại vắc-xin này do WHO phê duyệt và đề xuất, nên mọi người nên tiêm chúng. Nhưng WHO là tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc do thế lực ngầm lập ra sau Thế Chiến thứ 2 (xem video Thế lực ngầm: Màn ảo thuật chính trị hơn 100 năm), đây là tổ chức nhận tiền nhiều nhất từ Bill Gates và các ông lớn ngành dược, vì thế rốt cuộc WHO sẽ luôn ủng hộ vắc-xin do các hãng dược sản xuất.

Quý vị có thể xem thêm về việc các hãng dược thao túng truyền thông và hậu quả của vắc-xin tại các nước nghèo trong bộ phim Âm mưu đại dịch. Giờ đây, số ca tử vong do đột quỵ và ung thư ở các bệnh viện Việt Nam đã tăng mạnh sau các chiến dịch tiêm vắc-xin COVID, chắc chắn nhiều người sẽ phải nhìn nhận lại về vắc-xin.

Để khoẻ mạnh trong thời đại đầy rẫy dịch bệnh này, chúng ta trước tiên cần loại bỏ nỗi sợ ra khỏi tâm trí. Nỗi sợ sẽ làm quý vị mất khả năng suy nghĩ lý trí và gây suy yếu hệ miễn dịch. Vì thế We Are 1 hay nói rằng chúng ta cần giải độc cho tư tưởng trước khi có thể giải độc cho cơ thể. Đấng Tạo Hoá đã ban cho chúng ta một cơ thể rất hoàn mỹ, chúng ta chỉ cần sống hoà hợp với tự nhiên thì sẽ được khoẻ mạnh. Bước tiếp theo quý vị có thể tìm hiểu cách khôi phục lại hệ lợi khuẩn của cơ thể, kết nối lại với Mặt Trời và dừng ăn các loại dầu ăn công nghiệp.

---***---

Vì sự kiểm duyệt của [Big Tech]

Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho chính nghĩa và sự thật. Hãy để lại email ghi danh, chúng tôi sẽ gởi bản tin đến email quý vị. Đa tạ!


Trước thời cuộc khi đa số các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn thông tin chính xác.

WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua Email newsletter, Truth Social

*ƯU ĐIỂM: Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức - Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc - Nội dung trường tồn với thời gian - Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao.

*BẢN QUYỀN:

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video. Không cho phép re-up/ đăng lại các video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

*FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

Quan điểm đưa ra trong video của không có ý định phỉ báng bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai. 

476 views

Comentarios


bottom of page