Lưu ý rằng: Quý vị hãy loan tải bài viết bằng cách gửi link gốc của bài viết này từ website weare1media.com, tránh copy, dán lại/đăng lại để tránh tam sao thất bản. Vậy nên We Are 1 chỉ cho phép chia sẻ link gốc. Khi có phản hồi từ người xem thì chúng tôi có thể kịp thời hỗ trợ thông tin cho người đọc rõ. Mong quý vị thông cảm!
Tiền là thứ mà ai ai cũng muốn, cũng truy cầu, nhưng có rất ít người hiểu rõ bản chất của đồng tiền giấy, vì thế đa số người dân đều bị thua thiệt. Bài viết này sẽ giải thích một cách đơn giản nhất về bản chất của đồng tiền để quý vị có thể thấy được đâu là đồng tiền công bằng, và đâu là đồng tiền lừa đảo. Sau khi đọc hết bài này quý vị cũng sẽ hiểu rõ về bản chất của đồng đôla Mỹ và vì sao We Are 1 lại nói lạm phát là ‘trò lừa đảo được đồng thuận’. Mời quý vị tĩnh tâm và hãy kiên nhẫn đọc tới cuối bài viết để nhận được lợi ích.
Để có thể hiểu được bản chất, chúng tôi phải dẫn dắt quý vị đi ngược về lịch sử, xem xét các loại tiền đã từng tồn tại. Đây là cách giải thích dễ hiểu nhất mà chúng tôi đã tìm thấy trong quyển “Bi kịch và hy vọng 101”, và nó không hề xuất hiện trong sách giáo khoa hay các sách phổ thông.
Tiền là gì?
Theo định nghĩa đơn giản nhất, tiền là thứ giúp chúng ta mua các sản phẩm và dịch vụ từ người khác. Theo đó, tiền có thể là bất kỳ thứ gì được chấp nhận khi thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ.
Trong lịch sử trước khi tiền xuất hiện, người ta dùng phương pháp trao đổi hàng-lấy-hàng (trao đổi ngang giá). Ví dụ, quý vị có thể đổi 10 trái bắp do mình tự trồng lấy 20 quả cà chua của ông hàng xóm. Hoặc quý vị có thể sửa cái ghế giúp ông hàng xóm để lấy 20 quả cà chua. Trong trường hợp này, cả 2 đều có lợi. Tuy nhiên, nếu vị hàng xóm không cần đổi bắp, và cũng không cần sửa bàn ghế, thì cả 2 không giao dịch được, và sẽ phải đi tìm một đối tượng khác để mua bán hoặc một phương thức khác để trao đổi.
Để giải quyết vấn đề đó, đồng tiền hàng hoá ra đời.
Sau một thời gian trao đổi hàng-lấy-hàng, người ta nhận ra rằng có một số hàng hoá luôn được mọi người mong muốn, ví dụ, người ta luôn cần mua bắp vậy nên bắp có thể được dùng phổ biến để trao đổi lấy bất kỳ thứ gì. Từ đó trở đi, bắp có thêm một giá trị vượt qua giá trị tiêu dùng của nó.
Và dần dần những thứ như bắp, lúa mì, trâu bò v.v. trở thành các loại “đồng tiền” hàng hoá đáng tin cậy. Nhưng loại tiền này cũng có hạn chế, ví dụ như trâu bò thì cần được cho ăn, tắm rửa, chăm sóc; lúa mì thì dễ bị mối mọt, ẩm mốc khi để trong nhà. Vì thế, khi con người bắt đầu biết luyện kim thì kim loại giải quyết được các vấn đề trên. Ban đầu người ta dùng nhiều loại kim loại như sắt, đồng v.v. dần dần các đồng tiền vàng và bạc trở nên phổ biến trên thế giới.
Ở đây có một điểm quan trọng, đồng tiền hàng hoá và trao đổi ngang giá có một số ưu điểm như:
1/ Tính minh bạch, nếu quý vị muốn trao đổi bò để mua bắp thì tất nhiên quý vị phải dắt một con bò đi tới gặp đối tác. Họ sẽ không giao hàng nếu quý vị đưa họ một con dế, phải không? Tương tự, nếu quý vị trả bằng đồng xu vàng thì quý vị phải đưa vàng cho họ, nếu không, họ sẽ không giao dịch với quý vị.
2/ Các món hàng đều có giá trị nội tại, tức là bản thân chúng là những thứ có giá trị, ví dụ, người nhận được bắp sẽ không phải tự mình trồng trọt và thu hoạch, hoặc người nhận được đồng tiền vàng sẽ không phải bỏ công sức đi khai thác, luyện kim. Không ai có thể dùng bút vẽ ra vàng, lúa mì, gia súc để đi trao đổi. Vì thế, các món hàng này mang theo giá trị nội tại từ sức lao động và các chi phí để tạo ra chúng, và mang đến lợi ích hữu hình cho người sở hữu.
Hai đặc điểm trên làm cho người ta rất khó đi lừa đảo trong giao dịch, bởi vì “tiền trao cháo múc”. Tuy nhiên, bởi vì đồng tiền vàng và bạc cũng có hạn chế, nên người ta lại tạo ra loại tiền mới thuận tiện hơn, và đi kèm với sự thuận tiện thì khả năng lừa đảo cũng tăng lên. Tới đây quý vị có hiểu được không? nếu không mời quý vị quay lại từ đầu đọc lại một lần nữa.
Tiền biên nhận
Đồng xu vàng và bạc có 2 khuyết điểm. Thứ nhất là kho chứa, nếu quý vị có rất nhiều tiền thì việc tìm nơi cất trữ sẽ khó khăn. Thứ 2 là cân nặng rất lớn, khi đi mua sắm một món đồ có giá trị cao, quý vị sẽ phải dùng xe chở và một số phu khuân vác để mang đi nhiều hòm vàng và bạc, điều này sẽ phiền phức và gây sự chú ý đôi khi không mong muốn. Ví dụ cụ thể, 1600 đôla Mỹ dưới dạng đồng xu bạc ngày xưa sẽ nặng tới 45kg.
Lần này, thì giải pháp tới từ các thợ kim hoàn.
Thợ kim hoàn vốn thường xuyên phải cất trữ và vận chuyển một lượng lớn vàng và bạc, họ đã xây những kho chứa kiên cố và được canh gác cẩn mật. Điều này giải quyết vấn đề thứ nhất về cất trữ. Các thợ kim hoàn bắt đầu cho thuê kho chứa cho những ai muốn giữ vàng bạc an toàn, và thu một khoản phí. Thú vị thay, điều này cũng giải quyết vấn đề thứ hai về cân nặng. Bởi vì khi người ta tới gửi vàng, người thợ sẽ giao lại cho họ một tờ giấy biên nhận, trên đó có ghi rõ “hoàn trả theo yêu cầu”, nghĩa là bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, mang tờ biên nhận này tới thì thợ kim hoàn sẽ giao lại số vàng ghi trên đó. Vì thế, người ta coi tờ biên nhận “cũng có giá trị như vàng thật” và người dân bắt đầu chấp nhận các tờ biên nhận này khi thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ. Và tiền biên nhận ra đời.
Tuy nhiên theo thời gian, người ta ngày càng ít khi tới thợ kim hoàn để rút tiền ra bởi vì họ đều tin rằng vàng bạc của họ đang an toàn và có thể rút ra bất cứ lúc nào. Việc dùng biên nhận cũng bảo mật và tiện lợi hơn trong giao dịch. Đa số người dân đều thích mang các biên nhận này trong túi thay vì các đồng xu nặng trịch.
Giờ hãy thử tưởng tượng về vị thế của người thợ kim hoàn, tờ biên nhận anh ta tạo ra được mọi người tin tưởng và sử dụng như thể là vàng bạc thật. Điều này tạo ra cơ hội cho một số người thợ kim hoàn lợi dụng uy tín đó để ký thêm các tờ biên nhận giả để trục lợi. Đây tất nhiên là một hành động lừa đảo thuần tuý.
Ví dụ, người khách hàng A bước vào kho vàng và gửi số vàng trị giá 1000 đôla, anh ta nhận được tờ biên nhận trị giá 1000 đôla. Không có vấn đề gì. Sau đó người thợ rèn B bước tới tiệm kim hoàn để đòi thanh toán 1000 đôla cho cái khung sắt mà người thợ kim hoàn đã đặt làm. Người thợ kim hoàn lợi dụng uy tín của mình và viết cho người thợ rèn một tờ biên nhận “gửi vàng” trị giá 1000 đôla. Giờ đây tổng giá trị biên nhận là 2000 đôla, trong khi chỉ có 1000 đôla vàng ở trong kho.
Sau đó tất nhiên người thợ rèn sẽ mang tờ biên nhận 1000 đôla này đi mua hàng. Và giả sử người chủ cửa hàng muốn giữ vàng thật thay vì tờ giấy, ông ta sẽ ngay lập tức đi tới kho vàng để đổi. Mọi chuyện đều ổn cho tới lúc này. Nhưng giả sử ngày hôm sau, người khách hàng A (người đã gửi số vàng 1000 đôla ban đầu) đi tới kho rút ra, thì quả là xui xẻo cho anh ta, số vàng của anh ta đã đi mất 1 ngày trước với tấm biên nhận khống.
Đây chỉ là một ví dụ rất đơn giản, để minh họa rằng khi các tờ biên nhận bằng giấy xuất hiện thì nó cũng mở ra cánh cửa lừa đảo. Ban đầu 100% các tờ biên nhận đều có số vàng tương ứng trong kho để hoán đổi, dần dần khi người thợ kim hoàn ký thêm các biên nhận khống, tỷ lệ vàng giảm xuống còn 50%, 25% rồi 10%... so với tổng giá trị các tờ biên nhận.
Rốt cuộc người dân sẽ nhận ra sự lừa đảo của người thợ kim hoàn, họ sẽ đua nhau chạy tới kho để rút vàng ra, nhưng chỉ một số ít người đến đầu tiên có thể nhận được vàng, những ai đến sau sẽ ra về tay trắng. Còn người thợ kim hoàn, tay đại bịp, thì có lẽ đã chạy trốn từ lâu rồi.
Tiền giấy
Trong ví dụ trên, bởi vì tin vào uy tín của người thợ kim hoàn, tin rằng người ta có thể đổi tờ biên nhận ra vàng thật bất kỳ khi nào họ muốn, người ta mới chấp nhận các tờ biên nhận trong thanh toán. Còn ngày nay, chính phủ đóng vai trò tương tự như người thợ kim hoàn để ban hành tiền giấy.
Lợi dụng vị thế điều hành quốc gia của mình, chính phủ dùng pháp luật để tuyên bố rằng đồng tiền của họ là đồng tiền giao dịch, cho dù bản thân tờ giấy đó không thể quy đổi ra vàng bạc gì cả.
Nói cách khác, nó cũng không khác gì các tờ biên nhận khống của thợ kim hoàn, chỉ là một phiên bản cao cấp quy mô quốc gia. Trong khi người thợ kim hoàn phải lén lút tạo ra các biên nhận khống để tư lợi, thì các chính phủ có thể công khai in thêm tiền giấy và đưa chúng vào lưu thông. Họ đã sử dụng khả năng lập pháp để hợp pháp hoá trò lừa đảo này.
Quý vị hãy nghĩ thử xem, nếu ai đó có khả năng in tiền, thì họ sẽ có khả năng ăn trộm tất cả những thứ mà tiền có thể mua được. Tiền giấy mang đến mối hiểm hoạ lớn hơn, vì tiền giấy do chính phủ chống lưng và có thể công khai lấy đi một lượng lớn tài sản của dân chúng mà đa số người dân thậm chí còn không biết vì sao.
Ví dụ: nước Đức sau Thế chiến thứ nhất bị thua trận và phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh cho các nước thắng trận. Chính phủ đã chọn giải pháp in tiền để trả nợ. Sau đó khi các tờ tiền này được các nước chi tiêu để mua hàng hoá, tiền giấy đã tràn ngập nước Đức và gây ra siêu lạm phát. Một lượng lớn tài sản của người dân đã bị mất đi.
Hiện nay đa số các nước đều có ngân hàng trung ương, và người ta đều phát hành tiền giấy, trường học và truyền thông cũng không hề nhắc tới, nên người dân cũng cho đó là “bình thường” và không hề phản đối điều này.
Và cũng tương tự như trò lừa đảo của người thợ kim hoàn tham lam, rất nhiều đồng tiền giấy trên thế giới đã sụp đổ, bởi vì khi các chính phủ tham lam cứ in thêm tiền để chi tiêu, thì rốt cuộc tiền giấy sẽ mất dần giá trị, đây chính là hiện tượng lạm phát. Rốt cuộc tới một ngày khi người ta không muốn giữ tiền giấy nữa, thì khủng hoảng tiền tệ sẽ xảy ra và đại đa số người dân đều bị mất mát một lượng lớn tài sản. Đây là một màn lừa đảo quy mô quốc gia.
Sau Thế chiến thứ 2, Đồng đôla Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, nó có thể quy đổi ra vàng - 35 đôla đổi 1 ounce vàng. Năm 1971 khi Pháp bày tỏ lo ngại rằng Mỹ đang in tiền quá nhiều và doạ sẽ trả hết đôla cho Mỹ để đổi lấy vàng, thì một ngày đẹp trời, tổng thống Nixon đã tuyên bố: chúng tôi không cho đổi đôla sang vàng nữa. Nghĩa là khi khách hàng tới đòi thì người thợ kim hoàn nói rằng anh ta không cho lấy vàng nữa. Tổng thống Pháp khi đó chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì Mỹ không phải là một người thợ kim hoàn bình thường, mà là cường quốc với sức mạnh quân sự và kinh tế lớn nhất thế giới khi đó. Tổng thống Pháp có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng nếu dám đào sâu vào vấn đề này. Đây là một màn lừa đảo quy mô quốc tế.
Mức độ giảm giá trị của đồng đôla trong 1 thế kỷ qua:
Tới đây quý vị có lẽ nghĩ rằng tiền giấy quả là tệ, tuy nhiên, đồng đôla Mỹ là 1 đồng tiền còn tệ hại hơn cả tiền giấy: nó là đồng tiền nợ.
Đồng tiền nợ
Thế lực ngầm với quyền lực thao túng chính trị Mỹ đầu thế kỷ 20, đã nghĩ ra mánh khoé này: thay vì chỉ in tiền để đưa vào nền kinh tế Mỹ, họ cho vay tiền để đưa vào nền kinh tế. Điều này giúp họ lấy cắp được 2 lần: một lần khi in tiền mới, và một lần nữa khi đi thu tiền lãi trên toàn bộ nguồn cung tiền.
Hãy thử suy nghĩ một chút, nếu chính phủ Mỹ có thành ý muốn chắt bóp chi tiêu, không in thêm tiền và hoàn trả khoản nợ này, thì nguồn cung tiền trong nền kinh tế sẽ thu hẹp dần, ví dụ giảm 10% nguồn cung tiền, rồi 40%, 60%, rồi 80% nguồn tiền, khi đó sẽ không ai còn tiền mặt để giao dịch nữa, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng tới mức không thể chịu được, và người ta lại yêu cầu chính phủ mau bơm thêm tiền (tức đi vay mượn tiếp) để đưa vào nền kinh tế. Nếu bằng cách nào đó, chính phủ yêu cầu lấy hết mọi nguồn tiền trong nước để đem đi trả nợ, thì nguồn cung tiền sẽ giảm xuống còn zero.
Robert Hemphill, giám đốc tín dụng của FED ở Atlanta, đã từng viết như sau trong lời tựa của quyển sách “100% Money”:
Nếu tất cả các khoản nợ ngân hàng được trả hết, không ai sẽ có tiền để gửi ngân hàng, và sẽ không còn một đồng đôla hay đồng xu nào trong nền kinh tế. Đây là một ý nghĩ gây choáng váng. Chúng ta đã hoàn toàn phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại. Người ta sẽ phải vay hết mọi đồng đôla chúng ta có... Nếu các ngân hàng tạo ra thêm tiền giấy dư dả, chúng ta sẽ sung túc, ngược lại chúng ta sẽ chết đói. Chúng ta hoàn toàn không có một hệ thống tiền tệ trường tồn.
Khi quý vị đã hiểu ra toàn bộ bức tranh lớn, bi kịch tiền tệ và sự vô vọng của đồng đôla Mỹ thật khó có thể tin được, nhưng nó đúng là như vậy.
Nói cách khác, đồng đôla Mỹ tiền giấy là sự kết hợp của bản chất lừa đảo như trong các tờ biên nhận khống của người thợ kim hoàn, cộng thêm sức mạnh của chính phủ tham lam tạo ra tiền giấy quy mô lớn, cộng thêm một cơ chế tạo ra nợ không-thể-trả. Chúng ta đang chứng kiến một hệ thống “nô lệ tiền tệ” tà ác nhất từng được tạo ra. Và đây chính là thứ đang được áp dụng trong hệ thống tiền tệ ở Mỹ kể từ khi Cục Dự trữ liên bang FED ra đời năm 1913.
Rõ ràng rằng, sức mạnh chính trị và kinh tế mà thế lực ngầm nắm giữ là rất khủng khiếp. Sinh sống trong hệ thống nợ không-thể-trả này, người dân Mỹ đã trở thành con nợ, cho tới đời con, đời cháu v.v. vĩnh viễn như vậy.
Trong số các quyền lực của thế lực ngầm, thì khả năng tạo ra nợ không-thể-trả này chính là thứ tà ác nhất, và phạm vi của nó là quốc tế chứ không chỉ ở Hoa Kỳ. Và ở từng quốc gia, những chính trị gia sẵn lòng phản bội người dân sẽ được thế lực ngầm ủng hộ và đưa lên vị trí quyền lực. Rốt cuộc thì các kế hoạch chi tiêu của Mỹ sẽ ngày càng phung phí và các cuộc chiến sẽ ngày càng leo thang, chính phủ sẽ phải vay mượn càng nhiều tới mức “lãi mẹ bồng lãi con” và rốt cuộc thế lực ngầm sẽ siết chặt sự kiểm soát trong mọi phương diện và lên mọi người dân phụ thuộc vào đồng tiền của chúng. Đây cũng chính là lý do chính phủ nhiều nước dân chủ phương Tây đã bị thao túng, trở nên độc tài sau khi nợ nần quá nhiều mà không thể thanh toán.
Trong cả quá trình đó, những con nợ “bị bịt mắt” - tức người dân - dần dần bị cái bẫy siết chặt mà không hiểu rằng “khoản tiền nợ” đó hoàn toàn do thế lực ngầm tạo ra từ không khí mà thôi. Hay nói cách khác, chúng ta đã bị lừa đảo trong hệ thống tiền tệ hiện đại mà đa số các quốc gia đều áp dụng: Hệ thống đồng đôla Mỹ là một chế độ “nô lệ thời hiện đại”.
Nói “nô lệ” là không hề thái quá, vì “nô lệ” nghĩa là người phải bỏ sức lao động nhưng không được hưởng thành quả mà họ tạo ra. Khi ai đó mắc nợ tiền, anh ta sẽ phải chịu sự chi phối của chủ nợ, nếu anh ta mắc nợ lâu dài, thì anh ta sẽ phải dành cả đời để lao động trả nợ. Sau đây là các khoản phải trả:
Một người dân Mỹ ở độ tuổi lao động sẽ phải đóng thuế 10-37% thu nhập cho chính phủ
Lạm phát lấy đi khoảng 4% mỗi năm (dưới thời Biden, lạm phát thật sự là hơn 25%/năm nhưng chính phủ chỉ đưa ra con số rất thấp).
Nếu anh ta nợ tiền học phí, nợ tiền mua nhà, dùng thẻ tín dụng, mua bảo hiểm... anh ta sẽ thường xuyên phải trả lãi cho ngân hàng
Nếu anh ta dư dả và có tiền đầu tư, thì khủng hoảng xảy ra khoảng 10 năm/lần sẽ lấy đi số tài sản dành dụm đó. Sau khủng hoảng, ngân hàng sẽ siết nợ và mọi tài sản đem thế chấp của anh ta sẽ bị lấy mất.
90% các công ty thực phẩm lớn và dược phẩm lớn ở Mỹ đều do thế lực ngầm kiểm soát. Chúng cho những thứ độc hại vào thực phẩm, làm cho người dân bị bệnh, bị ung thư và phải mua thuốc của chúng dài hạn. Bài viết về Nicotine của We Are 1 đã đưa ra ví dụ rất rõ cho trường hợp này.
Vậy giải pháp là gì?
Ngày xưa, từ dollar có một ý nghĩa rất rõ ràng, dollar nghĩa là một đồng xu có chứa gần một ounce bạc tinh khiết, nghĩa là nó thuộc loại đồng tiền hàng hoá kim loại. Thế lực ngầm đã xoá mất định nghĩa này. Ngày nay, chúng ta nghĩ rằng đang cầm dollar, nhưng thật ra chúng ta chỉ đang cầm một tờ giấy có in chữ dollar mà thôi.
Tân tổng thống Javier Milei của Argentina từng nói rằng ngân hàng trung ương là kẻ cắp lớn nhất của loài người. Có lẽ sau bài viết này, quý vị sẽ hiểu rõ hơn sức nặng của nhận định đó.
Vậy vì sao mà không ai nói rằng lạm phát là lừa đảo? Vì ngày nay sinh viên ngành kinh tế tài chính sẽ được học về lý thuyết của Keynes, vốn là một sản phẩm tuyên truyền của thế lực ngầm. Lý thuyết này ra đời sau cuộc Đại suy thoái 1930 và cho rằng chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế và nên in tiền và chi tiêu nhiều để kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế. Keynes còn cho rằng chính phủ nên giữ cho lạm phát ở mức “lành mạnh” từ 2-4%. Điều này là một lời nói dối, một cái cớ cho phép chính phủ có thể lừa đảo ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
Lấy một ví dụ, vào năm 1930, giá của một căn nhà trung bình ở Mỹ là 4000 USD. Nếu quý vị có 4000 USD ở hiện tại thì có thể mua nhà hay không? Ngay cả mua một chiếc xe hơi cũ cũng chưa chắc đủ. Hiện nay một căn nhà trung bình ở Mỹ đã tăng lên khoảng 400.000 USD. Vậy nếu tính bằng đồng xu vàng thì sao? Vào năm 1930, giá của một căn nhà trung bình ở Mỹ là khoảng 200 đồng xu vàng. Nếu khi đó quý vị để dành 200 đồng xu đó, tới hiện nay nó sẽ có giá khoảng 400.000 đôla, nghĩa là nó vẫn có đủ giá trị để mua được 1 căn nhà trung bình.
Đây là một ví dụ cho thấy các kim loại quý không hề bị ảnh hưởng bởi lạm phát, và cũng là cách để quý vị thoát khỏi việc bị “ăn cướp giữa ban ngày” và thoát khỏi chế độ nô lệ của thế lực ngầm.
Ngoài vàng, bạc thì các loại hàng hoá khác cũng sẽ trở nên có giá trị sau khi khủng hoảng kinh xảy ra: hạt giống, nông cụ, lương thực, đạn dược và vũ khí... Giới chính nghĩa Mỹ đã loan tải các thông tin này từ vài năm nay và nếu hệ thống đồng đôla có sụp đổ, họ cũng đã có sự chuẩn bị và sẽ giao dịch với nhau bằng hình thức trao đổi ngang giá. Một “nền kinh tế song song” đang hình thành trong cộng đồng chính nghĩa Mỹ, nơi những người tốt giao dịch với nhau, cung cấp những hàng hoá lành mạnh và bảo vệ lẫn nhau khỏi sự chi phối của thế lực ngầm.
Để hiểu thêm về sự sụp đổ của đồng tiền giấy, cơ chế của đồng đôla và nguồn gốc của thế lực ngầm, quý vị có thể xem thêm các video:
Đây là một chủ đề rất rộng và đan xen lẫn nhau mà rất khó tóm gọn lại được chỉ trong một bài viết.
Hiện nay 1% dân số giàu có đang sở hữu 99% lượng tài sản của thế giới. Vì sao lại có sự chênh lệch tới như vậy? Phải chăng 1% dân số là chủ nợ / ông chủ của 99% dân số còn lại? We Are 1 tin rằng sau khi đọc đến đây, quý vị đã hiểu rõ về bản chất của đồng tiền giấy dù cho quý vị là người Việt trong nước hay ở hải ngoại. Về giải pháp bảo vệ tài sản khi khủng hoảng xảy ra, We Are 1 đã gửi cho quý vị trong bài viết Vì sao các tỷ phú Mỹ đồng loạt rút vốn chứng khoán?
---***---
We Are 1 luôn đồng hành cùng cộng đồng người Việt và chúng tôi cần quý vị đồng hành cùng chúng tôi: loan tải bản tin này đến người thân, bạn bè để giảm thiểu thiệt hại cho cộng đồng chúng ta.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời quý vị gởi thư cho chúng tôi đến care@weare1media.com; thiện nguyện viên của We Are 1 sẽ giải đáp cho quý vị được rõ. Cũng mong quý vị nhớ rằng tin tức từ We Are 1 chỉ là một mảnh ghép trong các mảnh ghép tin tức mà quý vị tham khảo để ra quyết định đúng đắn cho bản thân và gia đình mình.
Kính chúc quý vị và thân quyến đắc được nhiều hồng ân của Sáng Thế Chủ (vì sao chúng tôi luôn chúc tất cả quý độc giả thân thương của We Are 1 như vậy? Mời xem thêm bài viết “Vì sao có nhân loại” để biết được Sáng Thế Chủ đã từ bi với nhân loại như thế nào)
---***---
Vì sự kiểm duyệt của [Big Tech]
Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho chính nghĩa và sự thật. Hãy để lại email ghi danh, chúng tôi sẽ gởi bản tin đến email quý vị. Đa tạ!
Email care@weare1media.com
Trước thời cuộc khi đa số các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn thông tin chính xác.
WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.
WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua Email newsletter, Truth Social
*ƯU ĐIỂM: Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức - Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc - Nội dung trường tồn với thời gian - Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao.
*BẢN QUYỀN:
WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video. Không cho phép re-up/ đăng lại các video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media
*FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ
Quan điểm đưa ra trong video của không có ý định phỉ báng bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.