Bộ phim Sự thật khó tin (Hard to believe) sản xuất năm 2015 và được We Are 1 dịch và thuyết minh tiếng Việt vào năm 2020. Nhưng tới tận năm 2024, chúng tôi mới biết những khó khăn của đoàn làm phim khi dám “nói xấu” Trung cộng vào cái thời mà các hãng phim Hollywood đều phải quỳ gối trước Trung Quốc.
Vì sao Hollywood bị Trung cộng thao túng?
Câu trả lời đơn giản là vì tham lợi. Trung Quốc là một thị trường béo bở có thể mang lại doanh thu hàng trăm triệu đôla mỗi bộ phim cho Hollywood. Quý vị có thể thấy sự tăng trưởng doanh thu nhanh chóng theo đồ thị dưới đây (Trung Quốc là màu đỏ):
Vì thế từ khoảng năm 2000, các nhà sản xuất phim đã bắt đầu sửa chữa kịch bản theo hướng ca ngợi Trung Quốc và loại bỏ tất cả những yếu tố mà chính quyền Trung cộng không thích.
Ví dụ:
Iron Man 3 đã thêm vào một nhân vật là bác sĩ người Trung Quốc “doctor Wu”. Bác sĩ Wu đóng vai trò phẫu thuật cho Iron Man để cứu mạng và giúp cho nhân vật chính sống sót qua bộ phim. Đây là một sự thay đổi cố ý để tạo ấn tượng Trung Quốc là một nước mạnh về y tế và công nghệ.
Phim Red Dawn (2012) nói về viễn cảnh nước Mỹ bị quân đội cộng sản tấn công, nhà sản xuất đã thay quân đội Trung Quốc bằng Triều Tiên để tránh bị Trung cộng kiểm duyệt.
Còn phim về ngày tận thế “2012” thì chọn Trung Quốc làm nơi sở hữu các con thuyền khổng lồ để cứu vớt người dân trong cơn đại hồng thuỷ.
Trong phim Mulan (2020) của Disney, theo yêu cầu của Trung Quốc, những kẻ xấu được chọn trang phục là người theo đạo Hồi.
Từ thời Giang Trạch Dân, nhờ được gia nhập WTO năm 2000 và có nguồn vốn khổng lồ từ khắp thế giới, Trung cộng bắt đầu đầu tư vào Hollywood để thao túng ngành điện ảnh của Mỹ. Một cách bất giác, dần dần các hãng phim Mỹ đã tự kiểm duyệt và quen với việc phải làm hài lòng chính quyền Trung Quốc.
Quý vị có thể xem thêm video “Hoa Kỳ trợ Trụ vi ngược” để hiểu rõ bức tranh về giai đoạn đó và những quyết định tai hại của nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ.
Nếu ai đó làm phật ý Trung cộng, phim của họ sẽ không được chiếu ở Trung Quốc, thậm chí họ cũng sẽ không nhận được các đơn hàng ở Mỹ vì các công ty Mỹ sợ bị liên luỵ.
Nhà làm phim Kay Rubacek cho biết:
Như thể luật bất thành văn trong ngành, nếu bạn dám nói điều gì đó công kích chính quyền Trung Quốc, bạn sẽ mất cơ hội đưa phim vào Trung Quốc để chiếu, và mất cơ hội nhận một số khoản trợ cấp, từ chính phủ và từ các nguồn tư nhân, bởi vì họ có quan hệ làm ăn ở Trung Quốc. Trung cộng có sức kìm kẹp mạnh mẽ đối với ngành giải trí Mỹ.
Hậu quả là cái nhìn của công chúng toàn thế giới về Trung Quốc đã bị làm cho méo mó.
“Người ta bị tẩy não, mà không nhận ra” - Roger L Simon, nhà biên kịch được đề cử giải Oscar.
Trong bối cảnh đó, bộ phim “Sự thật khó tin” xuất hiện. Theo nhà sản xuất Kay Rubacek, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi đưa nó đi công chiếu:
Khi bước vào ngành điện ảnh, tôi chỉ là một nhà làm phim độc lập nhỏ bé. Một số bạn bè ở Hollywood nói với tôi rằng: “Đừng làm bộ phim đó, nó sẽ giết chết sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ không được cấp vốn, bạn sẽ không tìm được những nhà sản xuất hàng đầu để hợp tác. Nhiều người sẽ không làm việc với bạn vì bạn đã nói những điều công kích chính quyền Trung Quốc.”
Họ không nhận ra rằng tôi dám làm tới mức độ mà... như thể làm nổ tung mọi thứ. Nhưng bản thân họ sợ tới mức không dám chỉ một câu làm mất lòng chính quyền Trung Quốc.
Bộ phim tài liệu dài đầu tiên mà tôi làm là Sự thật khó tin (Hard to believe), nội dung nói về việc giết hại các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc để bán nội tạng của họ. Đó là một nhóm dân số lớn, hết sức dễ bị làm hại. Gia đình không biết họ ở đâu. Nhà tù cũng không biết họ là ai. Và họ trở thành một nguồn cung cấp cơ thể người khổng lồ. Đó là một tội ác tột cùng. Tôi không thể nghĩ ra một loại tội ác nào ghê gớm hơn. Khi đó là năm 2015, tôi nghĩ, “Câu chuyện này chưa được nói đến, trên đời còn có chuyện gì quan trọng hơn thế này?”
Chúng tôi bị ngăn cản ở mọi bước đi khi phát hành bộ phim. Hết sức khó khăn. Từng có trường đại học gọi cho tôi và huỷ lịch công chiếu. Họ nói thẳng trên điện thoại, một trường còn viết rõ rằng, “Tôi xin lỗi, chúng tôi phải huỷ lịch công chiếu vì chúng tôi có quá nhiều sinh viên Trung Quốc và chúng tôi lo lắng sẽ mất nguồn cấp vốn từ Trung Quốc.”
Khi họ nói Trung Quốc, ý nghĩa thật ra là họ mất vốn từ Trung cộng. Chỉ một số ít trường nói với tôi sự thật về lý do họ huỷ lịch chiếu, tôi tin rằng những trường không nói với tôi sự thật còn đông hơn gấp 10 lần.
Trong bộ phim gần đây, Đi tìm dũng khí (Finding Courage), chúng tôi đã kể một câu chuyện gây chấn động. Nó đã rất thành công ở một số liên hoan phim. Thật ra một số liên hoan phim đã kiểm duyệt bộ phim đó, ví dụ một vài giám đốc gọi cho chúng tôi và nói, “Chúng tôi sợ và không dám chiếu phim của cô.” Một số người thì dám chiếu, một số thì không.
Có một liên hoan phim mà chúng tôi biết có nhận cấp vốn từ Trung Quốc, họ nhận hàng chục nghìn đôla mỗi năm tiền quảng cáo. Mà khi nhận tiền quảng cáo thì quý vị sẽ không nên chiếu những thứ làm mất lòng nhà quảng cáo, tức Trung Quốc, Trung cộng. Rồi khi bộ phim của chúng tôi xuất hiện, họ quyết định trao giải nhất cho bộ phim của chúng tôi và không nhận tiền của Trung Quốc năm đó.
Chúng tôi đã chiếu được cho những khán giả mà chúng tôi muốn, bộ phim đã có ảnh hưởng tới mức nó đã giúp tạo ra một tổ chức tên là Chấm Dứt Lạm Dụng Cấy Ghép ở Trung Quốc (End Transplant Abuse in China). Tổ chức đó lại tiếp tục tìm kiếm ủng hộ từ các chuyên gia khắp thế giới. Sau đó họ thúc đẩy một toà án quốc tế độc lập, họ đã kết luận rằng Trung Quốc đang giết hại các tù nhân để thu hoạch nội tạng.
Chính phủ Trung Quốc nói rằng họ đã cải cách việc đó, nhưng toà án nói rằng vấn đề này vẫn đang diễn ra. Trung cộng đang nhắm vào những tù nhân có tín ngưỡng và kiếm tiền bằng cách bán nội tạng của những nạn nhân này.
Và khi biết rằng tác phẩm của tôi đã đóng góp vào những kết quả này, tôi cảm thấy rất đáng làm, nó hạnh phúc hơn bất kỳ giấy chứng nhận hay giải thưởng nào. Bởi vì tôi biết tôi có thể tự hào về những tác phẩm này và trong tương lai khi con tôi, cháu tôi hỏi rằng “bà đã biết chuyện xảy ra khi đó, cuộc đàn áp đẫm máu đó đã xảy ra, vậy bà đã làm gì?” Vâng, tôi đã có hành động.
Đóng góp từ Việt Nam
Quý vị có biết chăng, trong con số 1 triệu chữ ký gửi lên Liên Hiệp Quốc mà bộ phim ‘Sự thật khó tin’ nhắc tới, thì khoảng 100 tới 200 nghìn là đến từ Việt Nam.
Trước đó, dự án xin chữ ký thỉnh nguyện đã được gửi tới các thiện nguyện viên, các học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam. Họ đã dành công sức trong vài tháng để loan tải thông tin này tới bạn bè, người thân, những người xung quanh... Nhiều người Việt bị sốc khi biết tới vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và rất sẵn lòng cho chữ ký.
Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành và được gửi tới Liên Hiệp Quốc thì không có ai thông báo lại kết quả của cuộc thỉnh nguyện, và mãi tới năm 2020 khi bộ phim này được cho xem miễn phí trên Youtube thì We Are 1 mới biết được là... Liên Hiệp Quốc đã quay mặt làm ngơ.
Câu chuyện của WE Are 1 media
“Sự thật khó tin” cũng là bộ phim đầu tiên mà We Are 1 dịch và thuyết minh, một thử thách gian nan. Thời gian đó là vào mùa đông và nhiệt độ xuống thấp, chúng tôi vừa làm việc vừa thường xuyên phải đưa bàn tay gõ phím sang máy sưởi vì quá lạnh.
MC của We Are 1 đã phải phải vượt qua rất nhiều khó khăn để thu âm bộ phim này. Mỗi nhân vật trong phim mang một dũng khí phi thường khác nhau. Có nhân vật mang đầy cảm giác tội lỗi, có những nhân vật mang trong mình sự chính nghĩa. Khó khăn nhất trong bộ phim đó là một đoạn ngắn khi Hiểu Đan kể về người cha của mình. MC của chúng tôi đã phải thu 2 ngày chỉ bởi vì cô ấy không thể ngừng khóc khi đọc lời dịch. Từ đáy tim mình cô ấy đã khóc vì hành trình đi tìm công lý đó thật đau đớn và phi thường biết bao.
Tới lần thu âm thứ 4 khi mà bản thu âm đã được sắp xếp xong xuôi trong phần mềm dựng video thì Mc lại yêu cầu thu âm lại... vì cảm thất vẫn chưa hài lòng. Thời tiết mùa đông lạnh, có những lúc thu âm xong cô ấy nằm lăn ra vì kiệt sức... và sau đó ngồi dậy thu âm tiếp... rất nhiều lần như vậy trong suốt quá trình hoàn thành.
Trong lúc thu âm thì ngay phía dưới phòng làm việc của team có một tiếng nổ kinh hoàng giữa đêm khuya. Một chiếc xe mất thắng lao thẳng vào cửa kính cường lực ngay dưới phòng thu khiến cửa kính nổ và vỡ toang. May mắn được sự gia trì của ơn trên nên không ai bị thương. Ngày qua ngày, cả team phải đợi bản thu mà MC nói rằng đã hài lòng thì mới thở phào nhẹ nhõm.
Vì sao We Are 1 lại kiên trì vượt để hoàn thành lồng tiếng bộ phim như vậy?
Vì chúng tôi tin rằng “Sự thật khó tin” là một bộ phim quan trọng trong thời đại của chúng ta.
Có người hỏi chúng tôi rằng có phải chúng tôi đi truyền đạo không? WE ARE 1 không truyền đạo, chung tôi loan truyền sự thật và những gì có ích lợi nhất cho cộng đồng người Việt. Vậy nên chúng tôi công khai ủng hộ Pháp Luân Công vì họ là những nạn nhân của tội ác cộng sản mặc dù chúng tôi không thuộc Pháp Luân Công.
Mời quý vị thưởng thức bộ phim “Sự thật khó tin” tại đây:
---***---
Vì sự kiểm duyệt của [Big Tech]
Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho chính nghĩa và sự thật. Hãy để lại email ghi danh, chúng tôi sẽ gởi bản tin đến email quý vị. Đa tạ!
Email care@weare1media.com
Trước thời cuộc khi đa số các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn thông tin chính xác.
WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.
WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua Email newsletter, Truth Social
*ƯU ĐIỂM: Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức - Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc - Nội dung trường tồn với thời gian - Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao.
*BẢN QUYỀN:
WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video. Không cho phép re-up/ đăng lại các video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media
*FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ
Quan điểm đưa ra trong video của không có ý định phỉ báng bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.
Comments