top of page
home cover.JPG

Vụ trục trặc Crowdstrike & âm mưu lớn hơn của thế lực ngầm

Lưu ý rằng: quý vị hãy loan tải bằng cách gởi link gốc của bài viết này từ website We Are 1 media để khi quý độc giả thắc mắc thì chúng tôi sẽ kịp thời cung cấp thông tin. Vui lòng không copy đăng lại, tránh tam sao thất bản.

Lưu ý 2: Trong cuộc tranh quyền của 2 đảng phái đang diễn ra, We Are 1 sẽ tiếp tục gởi đến quý vị những sự kiện xung quanh cuộc bầu cử và chúng tôi luôn giữ vai trò là người đưa tin không đứng về đảng phái nào. Sự việc chân thật diễn ra như thế nào chúng tôi sẽ đưa như vậy; mục đích là để quý vị có được những tin tức chân thật nhất của cuộc bầu cử cùng những diễn biến xung quanh nó, qua đó quý vị sẽ tự có những nhận định riêng của mình. Đa tạ.


Ngày 19/7, lỗi màn hình xanh máy tính toàn cầu với quy mô lớn nhất trong lịch sử đã xảy ra. Hàng triệu chiếc máy chủ đã dừng hoạt động khắp thế giới, làm cho rất nhiều website dừng hoạt động, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều bệnh viện không thể làm thủ tục, nhiều hành khách bị mắc kẹt do chuyến bay bị huỷ... Thủ phạm không phải băng nhóm hacker nào đó mà là một công ty bảo mật mang tên Crowdstrike.

Đây không chỉ là một sai sót kỹ thuật đơn thuần mà còn có rất nhiều vấn đề ẩn sâu đáng để lưu ý... Chúng tôi sẽ cố gắng giải thích đơn giản các vấn đề kỹ thuật để quý vị có thể thấy bức tranh toàn cảnh đằng sau vụ trục trặc này, bởi vì nó liên quan tới tất cả chúng ta và cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Mời quý vị rót sẵn một ly trà và nhâm nhi bài viết này, nếu sau khi đọc xong vẫn không hiểu, quý vị có thể đọc lại 1, 2 lần nữa vì những tin tức sau đây rất quan trọng với quý vị và người thân trong thời gian tới.

Trước hết hãy điểm qua các chi tiết của vụ lỗi màn hình xanh Crowdstrike:

Chuyện gì đã xảy ra?

Thứ sáu ngày 19/7, công ty Crowdstrike gửi đi một bản cập nhật tới hàng triệu máy chủ dùng hệ điều hành Windows khắp thế giới. Bản cập nhật này có lỗi. Kết quả các các máy chủ này đều bị treo với một thông báo hiện ra trên màn hình màu xanh dương. Người ta hay gọi đó là hiện tượng “màn hình xanh chết chóc”.


Vì sao lỗi này lại xuất hiện?

Crowdstrike là một công ty bảo mật sở hữu phần mềm Falcon dành cho các máy chủ chạy hệ điều hành Windows.

  • Máy chủ là gì? Máy chủ (server): là các máy tính được kết nối với internet để khi quý vị truy cập vào các website, dịch vụ online thì dữ liệu sẽ được lấy từ các máy chủ này và gửi tới thiết bị của quý vị. Các doanh nghiệp có thể tự xây dựng hệ thống máy chủ của riêng mình hoặc sử dụng các dịch vụ cho thuê máy chủ. Các dịch vụ này có thể sở hữu tới hàng nghìn máy chủ - đặt trong các trung tâm dữ liệu.

  • Phần mềm Falcon có vai trò chống virus và malware (phầm mềm độc hại). Nhằm bảo vệ máy tính khỏi các thứ có hại, Falcon yêu cầu theo dõi một cách rõ ràng nhất tất cả các phần mềm đang hoạt động trên máy tính, tức là truy cập và theo dõi ở cấp độ hạt nhân của hệ điều hành.

  • Cấp độ hạt nhân là gì? Cấp độ hạt nhân (kernel) quản lý các phần cứng và đóng vai trò trung tâm của hệ điều hành. Khi có lỗi ở cấp độ hạt nhân, cả máy tính sẽ dừng lại (với hiện tượng “màn hình xanh chết chóc”) để tránh gây ra tổn hại thêm sau này, không chỉ máy Windows mà tất cả hệ điều hành như Linux và Mac đều như vậy. Thông thường các phần mềm mà chúng ta dùng sẽ không đụng tới được cấp độ hạt nhân, và nếu phần mềm có xảy ra lỗi thì nó sẽ bị đứng hoặc tắt đi mà thôi, không ảnh hưởng tới hệ điều hành.

Nhưng Falcon là phần mềm bảo mật nên nó đòi hỏi cần được tiếp cận với cấp độ hạt nhân. Bởi vì điều này gây ra rủi ro cho hệ điều hành, Microsoft thông thường sẽ yêu cầu các phần mềm như Falcon phải trải qua một quá trình xét duyệt (tên là WHQL) để đảm bảo nó không gây ra vấn đề cho cấp độ hạt nhân.

Nhưng khi Crowdstrike cập nhật phần mềm, cập nhật tính năng bảo mật cho Falcon, họ vẫn có thể dùng uy tín đã có thể đưa vào những mã code mới mà chưa trải qua xét duyệt, đưa thẳng vào khu vực hạt nhân của hệ điều hành Windows, trên hàng triệu máy chủ khắp thế giới. Đây chính là vấn đề đã xảy ra khi có lỗi trong mã code cập nhật của Falcon, làm cho 8,5 triệu máy tính không thể khởi động được.

Để quý vị dễ hình dung, có thể so sánh như sau:

Nếu coi chiếc máy tính là một quốc gia, thì hệ điều hành máy tính đóng vai trò như chính phủ, còn phần hạt nhân có vai trò như tổng thống, phần mềm Falcon được tiếp cận với phần hạt nhân - tương tự như Cơ quan Mật vụ được tiếp cận để bảo vệ tổng thống. Nhưng cũng như vụ ám sát ông Trump ngày 13/7, Cơ quan Mật vụ đã liên tục mắc sai lầm và cho phép hung thủ nã súng vào ông Trump, thì phần mềm Falcon để xảy ra lỗi sơ đẳng không đáng có, đưa vào phần hạt nhân của hệ điều hành làm cho cả chiếc máy tính bị tê liệt.

Cuộc ám sát Trump và vụ trục trặc Crowdstrike xảy ra chỉ cách nhau 6 ngày, tuy một cái là chính trị, một cái là kỹ thuật, nhưng lại giống nhau y hệt về bản chất.

Hậu quả của Crowdstrike

8,5 triệu máy tính Windows khắp thế giới đã bị treo với một màn hình xanh dương, làm cho hơn 5000 chuyến bay bị huỷ, hơn một nửa các doanh nghiệp thuộc Fortune 500 bị ảnh hưởng... ước tính tổn thất trên toàn thế giới là hơn 1 tỷ.


Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là phải dùng một ổ USB để khởi động thủ công từng máy tính (ở chế độ safe mode), xoá các file lỗi của Falcon thì mọi thứ sẽ lại vận hành bình ổn. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng tình cảnh của các trung tâm dữ liệu với vài trăm, thậm chí vài nghìn máy chủ... Rất nhiều nhân viên IT đã phải làm việc thâu đêm để khắc phục vấn đề này.

8,5 triệu máy tính khắp thế giới đã bị treo. Đây là vụ trục trặc với quy mô lớn nhất trong lịch sử mà chưa từng phần mềm độc hại nào có thể đạt được, trớ trêu thay tác giả của nó lại là một công ty bảo mật có uy tín.

Khi xem các tin tức về Crowdstrike, có rất ít bài viết nói rõ về cơ chế gây lỗi cũng như nhấn mạnh về hậu quả to lớn của sự kiện này. Trải qua một thời gian, dường như truyền thông cũng không nói nhiều đến vụ trục trặc này nữa. Đây là một việc khá bất thường.

Nhưng liệu có ý đồ nào đằng sau vụ trục trặc này?

Giới chính nghĩa Mỹ đã tìm ra một số chi tiết bất thường như sau:

Chi tiết bất thường thứ nhất là: Crowdstrike gửi bản cập nhật này tới tất cả khách hàng cùng một lúc. Thông thường khi cập nhật phần mềm, để giảm thiểu sai sót, người ta sẽ gửi cho một nhóm nhỏ trước, theo dõi vài tiếng xem có sai sót gì không, có phản hồi xấu nào không, rồi gửi thêm cho các khách hàng khác với số lượng tăng dần.

Chi tiết bất thường thứ hai là: dường như Crowdstrike đã không kiểm tra kỹ bản cập nhật theo quy trình kiểm tra mã code thông thường. Các công ty phần mềm đều có các công cụ tự động để tìm sai sót trong mã code một cách hiệu quả. Nếu Crowdstrike kiểm tra kỹ lưỡng, họ đã có thể tránh được sai sót không đáng có này. Đây là một chi tiết rất bất thường.

Điểm bất thường thứ 3: bản cập nhật này được gửi vào ngày thứ 6 (19/7) trước ngày nghỉ cuối tuần. Thông thường người ta sẽ cập nhật vào ngày thứ 2, nếu vấn đề có xảy ra thì sẽ luôn có nhân viên để khắc phục vào các ngày đi làm tiếp theo.

Điểm bất thường thứ 4: theo ông Trump, Crowdstrike có nhiều mối quan hệ làm ăn với Ukraine và cũng là công ty cung cấp máy chủ cho Đảng Dân Chủ và cho hệ thống quản lý phiếu bầu Dominion (tham gia gian lận trong cuộc bầu cử Mỹ 2020). Vào năm 2016, một nhân viên tên là Seth Rich đã làm rò rỉ rất nhiều email từ các máy chủ này cho Wikileaks. Anh này sau đó đã bị sát hại. Ở đây có thể thấy công ty này có quan hệ thân thiết với thế lực ngầm.


Điểm bất thường thứ 5: giám đốc bảo mật kiêm chủ tịch của Crowdstrike - Shawn Henry - là người phải chịu trách nhiệm chính trong vấn đề này. Ông ta đã viết một lời xin lỗi đăng trên LinkedIn và Twitter. Lời xin lỗi này đã nhận được hơn 1000 bình luận, trong đó có nhiều chỉ trích về sự vô trách nhiệm của ban lãnh đạo Crowdstrike.

Trong bài viết đó, Shawn Henry tự nhận đã từng phục vụ trong FBI 24 năm trước khi chuyển sang Crowdstrike. Ông từng làm trợ lý giám đốc FBI dưới thời Obama. Có thể ông ta nghĩ rằng đó là một điều tự hào, nhưng giới chính nghĩa Mỹ đều biết CIA và FBI đều là cánh tay đắc lực của thế lực ngầm. Có thể vẫn có những người tốt phục vụ trong CIA và FBI, nhưng về cơ bản đó là 2 tổ chức tội phạm. Như vậy, ở đây có thể thấy rằng người gây ra vụ trục trặc Crowdstrike đã từng có quan hệ mật thiết với mạng lưới của thế lực ngầm.

Điểm bất thường thứ 6: Shawn Henry đã bán ra 4000 cổ phiếu Crowdstrike trị giá 1,5 triệu USD vài ngày trước khi vụ trục trặc xảy ra. Có thể ông ta đã biết trước vụ trục trặc sẽ xảy ra và tự có hành động để giảm thiểu tổn thất cho bản thân.


Đến đây có lẽ đã đủ để kết luận rằng sự kiện Crowdstrike là một vụ phá hoại cố ý.

Nếu sự kiện Crowdstrike là cố ý, thì mục đích của nó là để làm gì?

Vụ trục trặc Crowdstrike xảy ra ngay sau khi ông Trump nhận đề cử của Đảng Cộng Hoà để tranh cử tổng thống (ngày 18/7). Những ngày đó khí thế của phe chính nghĩa Mỹ đã lên rất cao sau khi nhận ra rằng ông Trump được Chúa bảo vệ và thoát chết trong gang tấc.


Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Hoà (15-18/7) được đánh giá là hội nghị hay và đặc sắc nhất từ trước tới nay với rất nhiều bài phát biểu kêu gọi tinh thần yêu nước và chính nghĩa. Khoảng thời gian đó khi We Are 1 team làm việc trên mạng xã hội ngay cả Youtube cũng giới thiệu nhiều video đáng chú ý trong hội nghị đó. Nếu Crowdstrike là một công cụ của thế lực ngầm, thì chúng có thể gây ra một vụ trục trặc máy chủ toàn cầu để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi Donald Trump, vụ ám sát đầy sơ hở và Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Hoà.

Nhưng không chỉ như vậy, sự kiện Crowdstrike còn cho thấy một âm mưu to lớn hơn của thế lực ngầm.

Đánh sập chuỗi cung ứng 

Lập trình viên Zach Vorhies, cựu nhân viên của Google, cho biết rằng theo thông tin từ diễn đàn Hacker News, lỗi lập trình này trong hệ thống Windows đã tồn tại từ rất lâu rồi, nó chỉ cần đợi thời cơ chín muồi thì sẽ được kích hoạt. Và rốt cuộc nó đã được kích hoạt trong sự kiện Crowdstrike.

Vai trò của Microsoft (công ty cũ của Bill Gates) cũng rất đáng chú ý, vì sao Microsoft lại cho phép Crowdstrike “lách luật” để cài đặt bản cập nhật của họ vào tận phần hạt nhân của hệ điều hành máy tính? Liệu sai sót này là vô tình hay cố ý?

Ngoài ra Zach Vorhies còn cho biết, mọi máy tính chạy bộ vi xử lý của Intel đều có cửa hậu. Khi cần, kẻ xấu hoặc giới tình báo có thể xâm nhập và can thiệp được tới tận phần hạt nhân trong hệ điều hành máy tính. Các phần mềm bảo mật cũng không ngăn chặn được vì đây là cửa hậu được gắn trên phần cứng, và quý vị cũng không có cách nào tắt nó đi được.

Một giả thuyết được đưa ra trong giới chính nghĩa Mỹ như sau: nếu thế lực ngầm rơi vào thế bất lợi và ông Trump thắng cử năm 2024, chúng có thể kích hoạt một sự kiện tương tự Crowdstrike nhưng ở quy mô lớn hơn, thông qua phần mềm bảo mật để can thiệp vào sâu trong phần hạt nhân hệ điều hành, trên các máy chủ khắp thế giới, để gây tê liệt và xoá dữ liệu trên các máy chủ đó.

Hãy thử tưởng tượng tất cả máy tính tại các ngân hàng bị tê liệt, mất hết dữ liệu và không cho quý vị rút tiền ra nữa, hoặc các công ty vận tải, chuỗi cung ứng, năng lượng, tài chính v.v. đều gặp vấn đề với máy chủ và mất dữ liệu hoạt động, dữ liệu khách hàng, dữ liệu nhà cung ứng v.v. Khi đó không chỉ cuộc sống của người dân sẽ gặp khó khăn, mà thế lực ngầm có thể xoá một lượng lớn dấu vết tội ác của chúng, đồng thời “xù nợ” và trốn tránh trách nhiệm khi đồng đôla sụp đổ.

Khi kết hợp với cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng lương thực và năng lượng ngày càng trầm trọng ở Mỹ, thế lực ngầm có thể dùng sự kiện trục trặc internet toàn cầu này để kích hoạt Đại Tái Thiết.

Đây cũng không phải chỉ là phỏng đoán, chính thế lực ngầm đã từng công bố với thế giới về một sự kiện sụp đổ internet toàn cầu như vậy.

Dự án Cyber Polygon

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) từng nói rằng chuỗi cung ứng của thế giới sắp bị hacker tấn công và làm tê liệt: (video này đã bị gỡ khỏi website của dự án)



Họ đã giới thiệu dự án Cyber Polygon để huấn luyện các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận khắp thế giới. Dự án này tổ chức các sự kiện thường niên (từ năm 2019) để người tham gia diễn tập đối phó với các cuộc tấn công của hacker.

Điểm phi lý của dự án này là: Nếu các nhà máy điện, các doanh nghiệp sản xuất, chuỗi cung ứng của thế giới... có thể bị hacker tấn công và làm tê liệt (một việc rất khó xảy ra), thì giải pháp đơn giản chỉ là: hãy bớt kết nối mọi thứ với internet. Nhưng WEF lại khuyến khích mọi người hãy dùng internet nhiều hơn và học hỏi từ Cyber Polygon để chống lại hacker.

Giả sử WEF là kẻ xấu và muốn hack cả chuỗi cung ứng, thì đây chính là việc họ cần làm: thuyết phục mọi người tham gia dự án Cyber Polygon để WEF có thể hiểu rõ khả năng phòng thủ của các tổ chức, doanh nghiệp và đưa vào các thứ độc hại để kích hoạt khi cần thiết.

Chưa hết, WEF còn lập ra Liên minh chống Tội phạm Công nghệ kết nối giữa:

  • Các ông lớn ngân hàng, 4 hãng kiểm toán lớn, các dịch vụ thanh toán như Paypal, Mastercard...

  • Các tổ chức phi lợi nhuận như Council of Europe, Third Way, Carnegie Endowment for International Peace...

  • FBI, CIA, bộ tư pháp Mỹ, Cơ quan Phòng Chống Tội phạm Quốc gia của Anh, Giám đốc An ninh mạng Quốc gia của Israel, INTERPOL và EUROPOL...

  • Các ông lớn công nghệ của thung lũng Silicon như Amazon, Microsoft, Cisco

  • Các nhà thầu lớn của quân đội Mỹ

  • Các công ty an ninh mạng của giới tình báo Israel như Palo Alto Networks, Team8, Check Point. Nhân tiện, người đứng đầu các dự án an ninh mạng của WEF là Tal Goldstein, cựu viên chức tình báo cấp cao của Israel.

Trong một báo cáo, Liên minh này đã giải thích rằng: tội phạm internet (nghĩa là bao gồm cả người dân thường) sẽ tấn công ngày càng gay gắt vào các tổ chức tài chính (bao gồm cả việc loan tin đồn) vì thế các cơ quan an ninh sẽ cần phối hợp ngày càng nhiều với giới tài chính, giới công nghệ (bao gồm việc kiểm duyệt). Và vì thế tốt nhất là hãy hợp nhất tất cả các cơ quan này, tư nhân cần làm việc song song với chính phủ, trong một nỗ lực toàn cầu (nghĩa là một hệ thống giám sát toàn cầu) kết hợp tất cả các tổ chức ở trên.

Nói đơn giản thì liên minh này chính là một bộ máy kiểm duyệt toàn cầu.

Một sự kiện xảy ra đầu tháng 8 đã chứng minh rằng dự án này đang được thực hiện:

Ngày thứ hai 5/8, thị trường chứng khoán toàn cầu đều suy giảm mạnh do tâm lý bất an của các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, các nền tảng giao dịch lớn của Mỹ bỗng dưng bị “sập” và không thể truy cập: Charles Schwab, TD Ameritrade, Vanguard, E-trade, Fidelity...


Điều này rất bất thường. Lý do khả dĩ nhất là chính họ tự tắt hệ thống để ngăn chặn làn sóng bán ra, họ muốn làm nó chậm lại hoặc họ muốn bán các cổ phiếu của họ ra trước để ngăn chặn thua lỗ. Đây là một kiểu gian lận khi họ có quyền lực quá lớn: vừa đánh bạc vừa làm nhà cái.

Bởi vì đã có sự kiện Crowdstrike làm tiền lệ nên các ông lớn tài chính này có thể mượn cớ để ngừng giao dịch theo hướng có lợi cho họ. Trong thời gian ngắn sắp tới, họ cũng có thể ngừng cho phép quý vị rút tiền mặt khỏi các ngân hàng.

Điều này dẫn tới một rủi ro nữa: nếu một ngày nào đó khi khủng hoảng hoặc vấn đề lớn nào đó xảy ra, các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể đơn phương quyết định tắt hệ thống và làm cho các khách hàng không thể rút tiền, chuyển khoản, thanh toán, mua bán cổ phiếu v.v. Họ sẽ tìm ra một cái cớ nào đó, nhưng về cơ bản thì họ sẽ cướp đi tài sản của quý vị.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới từng tuyên bố rằng: “tới năm 2030 quý vị sẽ không sở hữu thứ gì cả và sẽ hạnh phúc”.

Thực ra điều họ đang ngụ ý là: “tới năm 2030, chúng tôi sẽ cướp hết mọi tài sản của quý vị và quý vị sẽ chỉ có thể mỉm cười phục tùng mà thôi”

Bởi vì cuộc Đại Thức Tỉnh đang diễn ra và “gió đã đổi chiều” rất nhanh kể từ khi ông Trump bị ám sát hụt, We Are 1 tin rằng kế hoạch của thế lực ngầm rốt cuộc sẽ thất bại, nhưng từ nay tới ngày đó vẫn còn một chặng đường.

Điều quý vị cần chuẩn bị là:

- Ở Mỹ: Nếu xảy ra cúp điện, cúp nước, đứt gãy chuỗi cung ứng thì lương thực của quý vị đủ dùng trong bao nhiêu ngày?

- Nếu một ngày kia internet bị trục trặc toàn cầu, liệu quý vị đã sao lưu những dữ liệu quan trọng hay chưa? (các tài khoản online, tài liệu quan trọng, mật khẩu...)

Quý vị cần chuẩn bị cho tất cả những những gì sẽ xảy ra trong thời gian tới bằng cách tự trả lời các câu hỏi trên và HÀNH ĐỘNG. 

Chúc quý vị bình an và nhận được nhiều hồng ân của Sáng Thế Chủ.



---***---

Vì sự kiểm duyệt của [Big Tech]

Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho chính nghĩa và sự thật. Hãy để lại email ghi danh, chúng tôi sẽ gởi bản tin đến email quý vị. Đa tạ!


Trước thời cuộc khi đa số các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn thông tin chính xác.

WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua Email newsletter, Truth Social

*ƯU ĐIỂM: Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức - Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc - Nội dung trường tồn với thời gian - Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao.

*BẢN QUYỀN:

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video. Không cho phép re-up/ đăng lại các video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

*FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

Quan điểm đưa ra trong video của không có ý định phỉ báng bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.

723 views

Recent Posts

See All
bottom of page