top of page
home cover.JPG

Người sáng lập Pháp Luân Công: 400 triệu người Trung Quốc đã chết


Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Công, nói với tờ Epoch Times tiếng Hoa rằng Trung cộng đã che đậy dịch bệnh hơn 3 năm qua và con số người chết thật sự do đại dịch ở Trung Quốc đã lên tới 400 triệu người. Khi làn sóng dịch bệnh này kết thúc, Trung Quốc sẽ có 500 triệu người chết.

Sư phụ Lý nói rằng khi dịch SARS xuất hiện lần trước (năm 2003), có 200 triệu người đã chết ở Trung Quốc. Nhiều năm sau, Trung cộng phát hiện ra rằng dân số đã giảm và ngay lập tức gỡ bỏ chính sách một con (năm 2015).

Kể từ ngày 7/12, Trung Quốc đã bỏ chính sách zero-COVID và CDC Trung Quốc đã thông báo không có ca tử vong mới nào trong 11 ngày liên tiếp. Ngày 8/1, CDC thông báo chỉ có 37 người chết vì dịch bệnh trong khoảng thời gian 7/12-8/1. Không một ai ở đại lục tin vào điều đó.

Trên các mạng xã hội Trung Quốc, dù có bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, người dân vẫn đăng tải vô số bi kịch mỗi ngày, vượt xa tình hình mà Trung cộng công bố. Truyền thông nước ngoài không ai có dữ liệu chính xác từ Trung Quốc, bởi vì Trung cộng đã dừng thống kê các dữ liệu liên quan và cấm viết “COVID” trên các trường hợp tử vong mới.

Vào tháng 12/2021, nhà nhân khẩu học nổi tiếng quốc tế Dịch Phú Hiền (易富贤) ước tính rằng dân số Trung Quốc vào năm 2020 là 1,28 tỷ người, chứ không phải con số 1,41 tỷ theo dữ liệu điều tra dân số chính thức.

Hồ Bình, tổng biên tập danh dự của tờ "Mùa xuân Bắc Kinh", tin rằng Trung cộng đang sử dụng chiêu bài “khuấy đục nước” quen thuộc: “Dù sao thì họ cũng sẽ nói dối, nên họ sẽ nói dối con số càng xa càng tốt, càng lớn càng tốt. Bởi vì khi lời nói dối vượt qua trí tưởng tượng thông thường của người ta, khi tính toán để phỏng đoán số liệu thật, một người bình thường sẽ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng và không thể đi quá xa số liệu giả.” Các quan chức Trung cộng biết rằng không ai tin số liệu họ đưa ra, nên họ chỉ muốn “khuấy đục nước” sao cho không ai có thể đoán ra con số tử vong thực sự, vậy là họ đã đạt được mục đích.

Hệ thống nhà tang lễ tại các thành phố lớn bị tê liệt

Tờ Washington Post đã đăng các ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies chụp ngày 10/1, theo đó, từ Bắc Kinh đến Nam Kinh, từ Thành Đô đến Côn Minh, các nhà tang lễ ở ở Đông Nam, Tây Bắc và phía Bắc của Trung Quốc vô cùng tấp nập.


Một nhà tang lễ ở Thông Châu, Bắc Kinh, dường như đã xây dựng một bãi đậu xe mới, theo hình ảnh Maxar Technology ghi lại vào ngày 24/12/2022. Washington Post đã xác định việc mở rộng là vào hoặc sau ngày 22/12. Trong chỉ chưa đầy 2 ngày, nhà tang lễ bỗng có hơn 100 ôtô đậu.


Người lái xe vận chuyển thi thể ở Nam Kinh nói với tờ Washington Post rằng ông đã lái xe tang trong nhiều thập kỷ và chưa bao giờ thấy điều gì tương tự như thế này.

Những cảnh tương tự đang diễn ra tại các nhà tang lễ trên khắp Trung Quốc.

Một nhân viên trả lời điện thoại tại nhà hỏa táng Thượng Hải nói với Bloomberg gần đây: "Toàn bộ hệ thống đang bị tê liệt. Ở đây quá bận rộn".

Một nhân viên của nhà tang lễ Baoxing Thượng Hải nói với Epoch Times vào ngày 28/12/2022: "Trước đây chúng tôi bắt đầu phát số vào lúc 8 giờ sáng. Bây giờ chúng tôi xếp hàng từ 4 hoặc 5 giờ mỗi ngày. Chúng tôi bây giờ làm bốn đến năm trăm (xác chết hỏa táng) mỗi ngày. Ban đầu, giới hạn là 90 (xác chết) mỗi ngày. Các nhân viên đang phải làm việc ngoài giờ."

Theo thông tin công khai, có 15 nhà tang lễ ở Thượng Hải.


Vào ngày 19 tháng 12 năm 2022, chủ một dịch vụ tang lễ ở Thẩm Dương nói với phóng viên của Epoch Times rằng có những trường hợp tử vong tại khoa cấp cứu của nhiều bệnh viện ở Thẩm Dương và xác chết không có ai đưa đi để xử lý. Ông tiết lộ rằng không có xe để chở xác chết, vì vậy không có nơi nào để chứa xác chết.

"Có quá nhiều người qua đời, không có cách nào, có quá nhiều," ông nói, "Bệnh viện nào cũng vậy. Ở một số bệnh viện, có hàng chục, bảy hoặc tám xác chết chất đống, và thi thể đặt ở đó, không có cách nào, không thoát được, cũng không có biện pháp gì.”

Theo tờ The Economist, một nhân viên tang lễ tại lò hỏa táng ở Đặng Châu, một thành phố cấp quận ở Hà Nam, cho biết ông phải xử lý hơn 100 thi thể mỗi ngày và có tới 160 thi thể mỗi ngày trong những tuần gần đây. Cơ sở này chỉ xử lý 30 đến 40 vụ hỏa táng mỗi ngày trước đại dịch COVID. Người công nhân cho biết ông bận gấp ba lần bình thường và đổ lỗi cho virus corona.

Bào Giản, con gái của thư ký Bào Đồng của Triệu Tử Dương, đã đăng trên Twitter vào ngày 13/1:

“Hàng trăm nghìn người đã chết ở Bắc Kinh trong một tháng, và chính quyền thành phố thậm chí còn đánh chiêng trống tổ chức một cuộc họp tuyên dương. Thật vô liêm sỉ! Mới chưa đầy một tháng mà 17 người bạn và người thân của tôi đã qua đời. Điều này chưa từng xảy ra trong đời tôi. Chẳng lẽ lại một chuyện nghìn năm mới xảy ra một lần? Quý vị giải thích thế nào với người dân ở Bắc Kinh rằng 90% dân số bị nhiễm virus trong vòng một tháng? Lúc đầu 90% không có triệu chứng, bây giờ thì 90% có triệu chứng còn 10% là nghiêm trọng?"

Một cư dân mạng khác trả lời: "Tôi đang ở Bắc Kinh. Con số hàng trăm nghìn mà cô nói có thể hơi dè dặt. Tôi ước tính là hàng triệu."

Bào Giản trả lời:

"Tôi không có số liệu chính xác, nhưng các nhà tang lễ đã chật kín, có rất nhiều xác chết trong lò, thời gian chờ đợi tới lượt lâu hơn bình thường gấp mấy lần thậm chí gấp mười lần, hệ thống cấp cứu không hoạt động, người xếp hàng ở khoa cấp cứu, nhà xác bệnh viện chật kín, quan tài, bình cốt, nghĩa trang đều khan hiếm... và căn cứ vào số liệu ca bệnh nặng và bệnh phổi trắng được công bố trong nước, điều quan trọng nhất là phải tự hiểu vì sao chính phủ lại im hơi lặng tiếng như vậy."

Ngoài các thành phố lớn, khu vực nông thôn cũng chịu chung số phận. Ông Vương, một người đại lục yêu cầu giấu tên, nói với phóng viên Epoch Times rằng dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở quê hương An Huy của ông.

"Ở cạnh nhà chúng tôi, 2 người già chết trước, và 2 người hàng xóm của chúng tôi cũng chết. Bây giờ những người trẻ tuổi đang bắt đầu chết. Các vùng nông thôn thậm chí còn tồi tệ hơn. Mỗi ngày, có rất nhiều người chết ở các thị trấn nhỏ.” Ông nói, "Bệnh viện địa phương cũng thông báo rằng không được phép chết dưới danh nghĩa COVID. Tất cả các trường hợp tử vong đều do các bệnh nền, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, và bệnh tim."

Theo Bloomberg, tại một ngôi làng ở huyện Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam, hầu như nhà nào cũng có bệnh nhân. Cảm giác thê lương tràn ngập ngôi làng khi nhiều gia đình chọn cách để người thân trải qua giai đoạn hấp hối ở nhà. Tên của họ không xuất hiện trong bất kỳ danh sách tử vong COVID chính thức nào ở Trung Quốc.

𝗪𝗘 𝗔𝗥𝗘 𝟭 𝗺𝗲𝗱𝗶𝗮 lược dịch từ Epoch Times tiếng Trung ngày 16/1/2023


---***---

Trước thời cuộc khi đa số các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn thông tin chính xác.

WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua Email newsletter, Truth Social

*ƯU ĐIỂM: Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức - Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc - Nội dung trường tồn với thời gian - Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao.

*BẢN QUYỀN:

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video. Không cho phép re-up/ đăng lại các video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

*FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

Quan điểm đưa ra trong video của WE ARE 1 media không có ý định phỉ báng bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.

Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media

(*Truth social: đã mở cửa cho người dùng ở Việt Nam và toàn thế giới

1,698 views

Recent Posts

See All
bottom of page